4 bài học mà các công ty chia sẻ về công nghệ mô phỏng

  • 2017-09-12 ---

  • Được viêt bởi Cat McClintock - biên tập trang blog về Creo và Mathcad của PTC

    Với phần mềm 3D CAD, các kĩ sư có thể dễ dàng áp dụng nhiều thông số áp lực và tải trọng vào các mẫu thiết kế để xem xét khả năng của các thiết kế dưới điều kiện thực. Thực ra, rất có thể bạn đã sử dụng công cụ mô phỏng để hỗ trợ công việc hoặc ít nhất là nghĩ về nó.

    Công nghệ này đã có trên máy tính và được ứng dụng trong nhiều năm trở lại đây. Chúng tôi đã có một cuộc khảo sát về khả năng ứng dụng thực tế của công nghệ này trong các doanh nghiệp. Dưới đây là câu trả lời kiểm chứng với bốn doanh nghiệp sử dụng mô phỏng thường xuyên.

    Cụ thể hơn, chúng tôi muốn biết: tại đâu mà công nghệ này truyền tải nhiều giá trị thực tế nhất? Và nó đã thay đổi chu kì phát triển sản phẩm của họ như thế nào?

    4 bài học về công nghệ mô phỏng

    Sau đây là những bài học mà chúng tôi đã học được:

    Bài học thứ 1: Mô phỏng giúp cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng

    College Park, công ty sản xuất chân giả hiểu rằng, chân của mỗi người đều khác nhau. Đó là lí do họ sản xuất 15 loại chân giả khác nhau, ví dụ mẫu Accent thích hợp (và thời trang) cả với giày cao gót, mẫu Soleus thì có thể đáp ứng nhu cầu của vận động viên khuyết tật. Với 15 mẫu đó, họ có thể tạo ra tới hơn 400 000 biến thể khác nhau có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng người dùng.

    Làm sao họ có thể làm như vậy? Mike Leydet, giám đốc nghiên cứu tại College Park cho biết: “Chúng tôi lên ý tưởng hoặc bản vẽ, tạo các mẫu 3D trong vài ngày, xem xét các tiêu chí thiết kế công nghiệp, cải tiến chúng và sau đó tạo tất cả nguyên mẫu”.

    “Chúng tôi có thể mô phỏng và dự đoán ứng suất và biến dạng cho mẫu 3D chúng tôi vừa thiết kế, tìm ra các mẫu lỗi mà không cần chế tạo nguyên mẫu vật lý. Điều này giúp giảm tới vài tháng trong quá trình thiết kế”, Aaron Taszreak, quản lí kĩ thuật tại College Park cho biết.

    Bài học thứ 2: Mô phỏng giúp tối ưu hóa hiệu năng sản phẩm của bạn.

    Công ty sản xuất siêu xe Aston Martin cho biết rằng mọi người đều yêu thích những chiếc xe tốc độ. Ngoài đội đua của chính mình, Aston Martin cũng cung cấp 3 mẫu xe đua khác nhau cho 13 đội đối tác và 11 đội khách hàng. Với công cụ mô phỏng, họ có thể thấy được sự khác nhau giữa các phiên bản thiết kế khi hoạt động trong thực tế.

    “Sự kết hợp giữa phần mềm thiết kế tốt và một giải pháp quản lí dữ liệu hàng đầu khiến PTC là sự lựa chọn hoàn hảo”, Dan Sayers, kĩ sư trưởng tại Aston Martin Racing cho biết. “Chúng tôi sử dụng Creo Parametric cùng với Advanced Assembly, Simulation và Mechanism Analysis Extensions để thiết kế 3 mẫu xe đua trên với nhiều yêu cầu đầu vào khác nhau”.

    Kết quả là gì? Đội của họ đã thắng giải vô địch đua xe thế giới GTE Pro vào năm 2016.

    Bài học thứ 3: Mô phỏng giúp rút ngắn thời gian lặp lại các thiết kế

    Công ty sản xuất xe môtô KTM tại Úc cũng hiểu rõ những gì là cần thiết cho tốc độ. Những đội đua xe mô tô hàng đầu thế giới tại Enduro như Motocross, Rally và US Supercross đã sử dụng xe của Aston Martin và giành chiến thắng.

    Trưởng bộ phận nghiên cứu và phá triển KTM, Philipp Habsburg chia sẻ: “Chúng tôi được định hướng nhờ sự đổi mới không ngừng nghỉ, tuần này qua tuần khác, trận đua này qua trận đua khác. Nếu chúng tôi nhận thấy một cải tiến nào đó hiệu quả trên xe đua, chúng tôi sẽ áp dụng nó cho xe được sản xuất cho thị trường – từ siêu xe cho tới xe địa hình cho trẻ em. Mọi sản phẩm chúng tôi tạo ra đều nhờ vào công nghệ phía sau nó”.

    Nhờ vào công nghệ tạo mẫu 3D và mô phỏng tiên tiến, “Chúng tôi có thể chọn và cải tiến bất kì thiết kế nào”, Olaf Sege – nhà thiết kế của công ty cho biết. “Chúng tôi có thể thiết kế, mô phỏng tối ưu hóa và tinh chỉnh mọi bộ phận của xe trên Creo. Nó có thể hoàn thành trong vài giờ, nhanh hơn rất nhiều so với vài tuần hay thậm chí vài tháng như trước đây”.

    275 danh hiệu tầm cỡ thế giới của KTM có thể minh chứng cho việc họ là công ty mô tô phát triển nhanh nhất thế giới nhờ vào sự tiến bộ, chất lượng và hiệu quả sản phẩm.

    Bài học thứ 4: Mô phỏng giúp sản phẩm an toàn hơn

    Nếu bạn dành nhiều thời gian đi chơi ở công viên nước, rất có thể bạn đã trải nghiệm qua bể sóng hay bể lướt sóng. Những ngày vui vẻ đó có thể được tạo ra nhờ American Wave Machines. Họ giúp bạn có thể lướt sóng mọi nơi ngay cả khi bạn không ở gần biển.

    Sản phẩm được tạo ra phải vừa an toàn và vừa có thể tạo ra niềm vui. Thêm vào đó, tính an toàn phải được thẩm định trước khi sản phẩm được lắp đặt nếu không chi phí sửa chữa và thay thế có thể sẽ vượt qua khỏi tầm kiểm soát.

    Chủ tịch công ty, Bruce MacFarland cho biết trong khi quá trình thiết kế đang diễn ra, đội ngũ kĩ sư sử dụng mô phỏng để kiểm tra độ bền và tiêu chuẩn trên các bộ phận. Nhờ thiết kế 3D và mô phỏng, những kĩ sư có thể “thiết kế nhanh chóng mà an toàn thì có thừa”, McFarland cho biết. “Tôi có thể nhìn vào thiết kế cả toàn bộ bức tranh lớn của nó. Việc này tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giữ cho dự án đi đúng tiến trình”.

    Các bài viết liên quan:

    Tương lai của mô phỏng CFD

    Ứng dụng mô phỏng trong kiểm định các thiết bị y tế


    Nguồn: PTC

    Làm ơn ghi rõ "Nguồn Advantech, Jsc." hoặc "Theo www.advantech.vn" nếu bạn muốn phổ biến thông tin này


    - Làm ơn ghi rõ "Nguồn Advantech .,Jsc" hoặc "Theo www.advantech.vn" nếu bạn muốn phổ biến thông tin này